Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã Ứng Hòe - Huyện Ninh Giang

23/4/2023  |  English  |  中文

Tổng quan - Xã Ứng Hòe, huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương

​​​1. Địa Lý tự nhiên và quá trình hình thành, phát triển làng,  xã Ứng Hòe.

Theo các cụ cao niên, nơi phát tích của xã là làng Đọ. Xưa kia, ông tổ 2 họ Đỗ và họ Nguyễn ( kỳ đầu) tới đây sinh cơ lập nghiệp, dân cư bắt đầu đông đúc hơn, các lốc nhà mọc lên ngày càng nhiều. Làng xóm bắt đầu hình thành, người dân gọi nôm là làng Đọ. Tới thế kỷ XV, ba vị Nguyễn Tôn, Nguyễn Lâu, Nguyễn Lãng sau ki trở thành thần Hoàng làng đã đặt tên cho làng là Trang Đỗ Xá. Thời Lê Trang Đỗ Xá thuộc  Tổng Đông cao, huyện Vĩnh Lại, Phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương. Thời Nguyễn, trang Đỗ Xá đổi gọi thành xã Đỗ Xá thuộc tổng Phùng Xá, huyện Vĩnh lại. Năm 1838, huyện Vĩnh Lại chia thành Ninh Giang và Vĩnh Bảo thì Đỗ Xá thuộc tổng Đỗ Xá, huyện Ninh Giang.

 Thực hiện chủ Trương của cấp trên, Tháng 10/1948, 4 xã Hồ Văn Mịch, Đồng Lại, Vạn Xuyên, Đỗ Xá sáp nhập thành xã Ứng Hòe. Xã Ứng Hòe gồm có 8 thôn là Đồng Hy, Lạc Trung, Đoan Xuyên, Quảng Nội Thạch Cừ, Cẩm Bối, Đồng Vạn và Đỗ Xá với dân số gần 7.000 người.

​Ứng Hòe Những năm 1948, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, trực tiếp là đồng chí Lưu Thành Nhân, Ban chỉ ủy của các chi bộ Đỗ Xá; Đồng Lại và Hồ Văn Mịch tổ chức Hội nghị nhằm bàn bạc, sắp xếp công tác hợp nhất chi bộ tại nhà  Văn Chỉ thôn Đồng Hy. Chi bộ Đảng xã Ứng Hòe được thành lập với 114 đảng viên, mang bí danh là chi bộ A3.

Đến tháng 6/1955, Đại xã Ứng Hòe lại tách ra thành 3 xã: Xã Ứng Hòe, xã Quyết Thắng và xã Ninh Hòa. Xã Ứng Hòe có đường giáp danh với 4 xã, Phía Đông giáp xã Quyết Thắng, Phía Đông Nam giáp xã Nghĩa An, Phía Tây giáp xã  Ninh Hòa, phía Tây Bắc giáp xã Đại Hợp huyệnTứ Kỳ

Xã Ứng Hoè có diện tích 4,31 km², dân số là 6.270 người, mật độ dân số đạt 1.455 người/km². Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX hệ thống đường trên địa bàn huyện Ninh Giang, từ tuyến đường liên huyện thành đường 17A, đoạn đường 17A qua địa bàn Ứng hòe. Từ khi đất nước thống nhất, công cuộc được đổi mới hệ thống giao thông được tu bổ, đường 17A được cải tạo nâng cấp là tuyến đường vành đai thứ 3 của khu vực phí Bắc. Đoạn Quốc 37A chạy qua xóm 1,2,3 và 4 của xã Ứng Hòe tuy chỉ dài 2,5 km nhưng góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế.

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). 

Theo đó Xã Ứng Hòe sau 64 năm lại một lần nữa tái sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của hai xã Ninh Hòa và xã Quyết Thắng vào xã Ứng Hòe.

Xã Ninh Hòa cũ  có diện tích 2,93 km², dân số là 2.438 người, mật độ dân số đạt 832 người/km². Xã Quyết Thắng có diện tích 3,44 km², dân số là 3.345 người, mật độ dân số đạt 972 người/km².

Xã Quyết Thắng cũ có diện tích 3,44 km², dân số là 3.345 người, mật độ dân số đạt 972 người/km².

Đất và con người Ứng Hòe ngày nay​ ​Ứng Hòe sau khi sáp nhập 3 xã từ ngày 01/12/2019 có diện tích là: 10,68 km2; Dân số là: 13.890 người; Mật độ là 1.301 người/km2

Ứng Hòe hiện nay sau khi tái sáp nhập gồm có 7 thôn : Thôn Đỗ Xá; thôn Đồng Vạn; thôn Đoan Xuyên; thôn Đồng Hy; thôn Đồng Lại; thôn Quảng Nội; thôn Cẩm Bối, tất cả các thôn đều đạt danh hiệu Làng văn hóa. 

Cho đến nay, tổ chức Đảng, hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn thường xuyên và thông suốt từ xã đến thôn. Đảng bộ Ứng Hòe hiện có 17 chi bộ trực thuộc Đảng bộ Ứng Hòe trong đó có 8 chi bộ thôn, có 7 chi bộ khối giáo dục, 01 chi bộ Công An, 01 chi bộ Quân sự  với tổng số 661 đảng viên ( Tính đến thời điểm năm 2023 )

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã sau sáp nhập 3 xã hiện nay tổng số là 22 đồng chí đủ tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. Ủy ban MTTQ xã và các tổ chức đoàn thể xã hội đã tổ chức và hoat động tích cực có hiệu quả tạo sự đoàn kết góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của địa phương. 

Nghề nghiệp chủ yếu của nhân dân trong xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề khác là sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, may mặc, chế biến lương thực, thợ xây dựng, cơ khí. Đặc biệt là vào ngày 21 /6/1964 Đồng chí Lê Duẩn đã về thăm Hợp tác xã Đại Xuân. Ngày 04/4/2002 nhân dân và lực lượng vũ trang Ứng Hòe được Chủ tịch nước ký Quyết định tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Hệ thống giao thông liên thôn, liên xã đã được quy hoạch và nâng cấp theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, 100% đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, xã có   /    trường học ở các cấp học đạt chuẩn Quốc gia. Trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia, toàn xã có 7/7 thôn, làng được công nhận làng văn hóa, 7/7 thôn có Nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng của nhân dân. Tổ thu gom và xử lý rác thải hoạt động thường xuyên hiệu quả, thu gom rác thải một tuần hai lần.

Phát huy truyền thống của đơn vị anh hùng LLVT nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Xã Ứng Hòe có nhiều thành tích cống hiến trong kháng chiến chống pháp và chống Mỹ. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới của đất nước xã Ứng Hòe đã được tặng một số phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà Nước trao tặng cho Đảng bộ và nhân dân xã Ứng Hòe.  
  Với tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, năng động, sáng tạo của nhân dân và cán bộ trong xã đã vươn lên và hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, định hướng tư tưởng, tình hình chính trị, TTATXH được giữ vững và ổn định tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Năm 2023 đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Trung Thành đã hoàn thành 17/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao và tiếp tục phấn đấu hoàn thành các tiêu chí còn lại để được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao vào năm 2024. ​​​
Là địa phương có nhiều ngành nghề thủ công  Có khu di tích lịch sử quốc gia Đình Đỗ Xá xá Ứng Hòe. Những năm gần đây ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại trên địa bàn xã phát triển, đặc biệt là sự phát triển của các khu công nghiệp đóng trên địa bàn xã và Ứng Hòe có chợ đầu mối đã và đang hoạt động có hiệu quả tạo việc làm tăng thu nhập đáng kể cho người dân. 
Công tác xã hội, giáo dục, y tế được quan tâm chú trọng. Công tác An sinh xã hội được đảm bảo, tình hình ANCT-TTAT xã hội ổn định. Đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân đang dần được nâng cao, từng bước hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu​

Đến nay xã đã có 07/07 thôn được công nhận danh hiệu làng văn hóa, đạt tỷ lệ 100%. Năm 2020 xã Ứng Hòe được UBND tỉnh Hải Dương công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đảng bộ và nhân dân xã nhà đang quyết tâm phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.​

2. Trụ sở ủy ban nhân dân xã Ứng Hòe:

z5244928638946_9454570a576f1378aef6aa541b635942.jpg

( Trụ sở Ủy ban nhân dân xã Ứng Hòe được khới công xây dựng từ .... /..../2018 công trình nhà  3 tầng​ với đầy đủ các phòng ban làm việc theo đúng quy định một cửa, một cửa liên thông)

2. Địa giới hành chính

Xã Ứng Hòe nằm ở phía bắc huyện Ninh Giang có vị trí địa lý:

Phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ

Phía Tây giáp xã Hồng Đức

Phía Nam giáp xã Nghĩa An và xã Vạn Phúc
Phía Bắc giáp huyện Tứ Kỳ​

z5318464567495_903b325bf1e19de0e6ccf449f9d74399.jpg
( Bản đồ địa giới hành chính xã Ứng Hoè)

Quốc lộ 37A là  tuyến đường vành đai thứ 3 của khu vực phía Bắc, trước đây có điểm đầu xuất phát từ thị trấn Sao Đỏ ( Hải Dương) nối với quốc lộ 18, đi qua một số tỉnh, thành phố. Từ năm 2006, Bộ giao thông vận tải điều chỉnh quốc lộ 37A, lối liền với 7 tỉnh, thành phố với nhau ( Thái Bình, Hải Phòng,, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái và Sơn La). Đoạn Quốc lộ 37A chạy qua xóm 1,2,3 và xóm 4 của xã Ứng Hòe. Tuy Đoạn Đường chỉ dài 2,5 km nhưng đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế ( nhất là kinh tế tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ), giao lưu văn hóa với các địa phương khác.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân và dân Ứng Hòe đã tổ chức đánh 35 trận, 5 lần phá đồn bốt địch, tiêu diệt và bắt sống 62 tên, bức hàng 38 tên, thu 58 khẩu súng các loại cùng nhiều quân trang, quân dụng khác. Ngoài ra, nhân dân địa phương còn nhiệt tình đóng góp lương thực, thực phẩm cho chiến trường, 365 lượt người lên đường kháng chiến và phục vụ kháng chiến. Bất kỳ nơi đâu, bất kỳ mặt trận nào, con em Ứng Hòe cũng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ trong đó có 346 liệt sĩ vĩnh viễn nằm lại chiến trường vì độc lập dân tộc, 78 thương binh, bệnh binh đã hy sinh một phần xương máu của mình cho sự nghiệp cách mạng.

Với thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp, cán bộ, đảng viên và nhân dân Ứng Hòe đã vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến hạng Ba và huân chương chiến chiến, Huy chương kháng chiến, Bằng khen của Chủ tịch nước và được truy tặng " Bà mẹ Việt Nam anh hùng ". Toàn xã có 29 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng , Là một địa phương có truyền thống đấu tranh cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 2002 được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Sau chiến tranh, với tinh thần xây dựng lại cuộc sống, xây dựng lại đất nước. Những người con của xã lại bắt tay vào tham gia sản xuất để Phát triển kinh tế không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn làm giàu trên mảnh đất quê hương, đất nước mình.

Lịch Sử, văn hóa

Xã Ứng Hòe có Di tích lịch sử văn hóa Đình Đỗ Xá được nhà nước xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định 05/1999/QQĐ-BVHTT, ngày 12/02/1999 của Bộ văn hóa thông tin ( nay là Bộ văn hóa thể thao và Du lịch )

Đình Đỗ Xá được xây dựng để tôn thờ 3 anh em là Nguyễn Tôn,Nguyễn Lâu và Nguyễn Lãng đã có công phò Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh thế kỷ XV. Ba anh em họ Nguyễn lớn lên tướng mạo khôi ngô,tuấn tú,học thông kinh sử,võ nghệ cao cường,tài năng xuất chúng. Lê Lợi cho mời và phong Nguyễn Tôn làm đô chỉ huy sứ đương lộ thượng tướng quân: Nguyễn Lâu làm tả đô đài đại tướng quân, Nguyễn Lãng làm Hữu đô đài thái bảo tướng binh. 

Ba ông mất vào ngày 10/3 vua Lê Thái Tổ ( Lê Lợi ) cho xây dựng đình miếu thờ cúng và phong thượng đẳng thần : Nhất phong Minh Tôn đại vương, Nhất phong Khổng lâu đại vương, Nhất phong Tân Lãng đại vương. 
Đình Đỗ Xá không chỉ là di tích lịch sử mà còn là di tích kiến trúc nghệ thuật, bởi ngôi đình có kiểu dáng kiến trúc khá đẹp và có quy mô lớn so với các di tích trong vùng. Toàn bộ ngôi đình được chia làm 3 phần chính là đình ngoài, đình giữa và hậu cung. 
Đình Đỗ Xá không chỉ là di tích lịch sử mà còn là di tích kiến trúc nghệ thuật, bởi ngôi đình có kiểu dáng kiến trúc khá đẹp và có quy mô lớn so với các di tích trong vùng. Toàn bộ ngôi đình được chia làm 3 phần chính là đình ngoài, đình giữa và hậu cung. 
Đình ngoài gồm có 3 gian 2 dĩ được xây dựng vào năm Thành Thái thập niên (1898),trùng tu vào năm Bảo Đại Kỷ Mão (1939). Đình ngoài làm theo kiểu chồng chồng diêm 2 tầng 8 mái mang nghệ thuật kiến trúc Nguyễn. Ngoài chức năng tín ngưỡng đình ngoài còn là nơi họp chợ của nhân dân địa phương. 
Đình Đỗ Xá còn lưu khá nhiều cổ vật Điển hình là đôi câu đối máng trải khảm trai được làm vào năm 1943. Một bức cuốn thư sơn son thiếp vàng làm vào năm Duy Tân thứ 5 (1911). Một bia công đức dựng vào năm 1871 và nhiều đồ tế tự khác. Ngôi đình Đỗ Xá có địa thế đẹp, lại càng đẹp hơn bởi ngay bên cạnh đình có hai cây ngô đồng cổ thụ,bốn mùa cành lá xum xuê tỏa bóng mát xuống sân đình,nơi tụ họp lý tưởng của dân làng trong ngày lễ hội.

z5116668632501_e6c9b46e5be5441d72bb244149620e71.jpg

( Đình Đỗ Xá được Nhà Nước xếp hạnh Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vòa tháng 02/1999 )

z5486206808382_4abb9aa95230cf3c772d23b54b11a71a.jpg

z5486206723871_e5f4ed90b65e56285903ddbfbb30d32d.jpg

z5486206744025_84386a56c1fcd5b34eba1c948ae6badf.jpg

z5486206723991_83de11162f46209dfc99f89478943cba.jpg

z5486206745487_4f86e38992a3c03a95ebf14db7ae5bed.jpg



​​